Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cuộc thi “Tìm hiểu Pháp luật Bảo hộ lao động”. Tỉnh Bình Dương Lần thứ II – Năm 2011.

CÔNG ĐOÀN CTCPCS PHƯỚC HOÀ
   CÔNG ĐOÀN NTCS HƯNG HOÀ
 


BÀI DỰ THI
Cuộc thi “Tìm hiểu Pháp luật Bảo hộ lao động”.
Tỉnh Bình Dương Lần thứ II – Năm 2011.

Họ và tên: Bùi Văn Toàn
Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Công Đoàn
Đơn vị công tác: Đội 2. Nông trường cao su Hưng Hoà.

Câu 1: Nghĩa vụ và quyền hạn  của người sử dụng lao động (NSDLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong nghị định nào, chương nào, điều nào? NSDLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ, bao nhiêu quyền hạn, nêu cụ thể các nghĩa vụ và quyền hạn? Liên hệ việc thực hiện các nghĩa vụ đó của NSLĐ ở đơn vị anh (chị)?

Trả lời:
-   Nghĩa vụ và quyền hạn của NSDLĐ về công tác BHLĐ được quy định trong điều 13 và điều 14 chương 4, Nghị định 06/NĐ-CP ngày 20/1/1995.
-   NSDLD có 7 nghĩa vụ , 3 quyền .
+ 7 nghĩa vụ là:
·  Hàng năm khi xây dựng kế hoạch SXKD của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động.
·  Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân  và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của nhà nước.
·  Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội dung ,biện pháp ATLĐ, VSLĐ trong doanh nghiệp, phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động mạng lưới ATVSV.
·  Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ,VSLĐ phù hợp với từng chủng loại máy, thiết bị,vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ,máy,thiết bị,vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
·  Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn,quy định,biện pháp an toàn,vệ sinh lao động đối với người lao động.
·  Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.
·  Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo,điêù tra TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng,hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động,cải thiện điều kiện lao động với cơ sở  LĐ- TB &XH nơi doanh nghiệp hoạt động.
+ 3 quyền hạn là:
·  Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
·  Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATLĐ, VSLĐ.
·  Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động về ATLĐ, VSLĐ nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
* Liên hệ việc thực hiện  các nghĩa vụ, kết quả đạt được trong lĩnh vực an toàn- vệ sinh lao động.
- Ở đơn vị hàng tháng, năm đều lập kế hoạch thực hiện ATLĐ và VSLĐ.
- Trang bị đầy đủ phương tiện phù hợp với công việc của người lao động.


Câu 2: Nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong Nghị định nào, chương nào,điều nào? NLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ, bao nhiêu quyền hạn, nêu cụ thể các nghĩa vụ và quyền hạn? Liên hệ việc thực hiện các nghĩa vụ đó của NLĐ ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
-   Nghĩa vụ và quyền hạn của NLĐ về công tác BHLĐ được quy định  trong điều 15 và điều 16 chương 4, Nghị định 06/NĐ-Cp ngay 20/1/1995.
-   NLĐ có 3 nghĩa vụ, 3 quyền.
+ 3 Nghĩa vụ là
·  Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao.
·  Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
·  Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây  TNLĐ-BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của NSDLĐ.
+ 3 quyền là:
·  Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện  lao động, trang cấp đầy đủ  phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ.
·  Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khhi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp và từ chối trở lại làm việc tại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
·  Khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan  Nhà nước có thẩm quyền khi NSDLD vi phạm quy định của nhà nước và không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động,thoả ước lao động.
* Liên hệ thực hiện các nghĩa vụ, kết quả đạt được trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động.
- Trong đơn vị NLĐ thực hiện tốt quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, thường xuyên vệ sinh nơi làm việc, không có tình trạng xảy ra mất hoặc hư hỏng.
- Không có tình trạng xảy ra khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan Nhà nước.

Câu 3: Điều kiện để người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBCN) được quy định tại văn bản nào? PTBVCN phải đáp ứng yêu cầu cơ bản gì? Thời hạn sử dụng PTBVCN? Liên hệ thực tế ở đơn vị anh (chị): loại công việc nào được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân (cho ví dụ).
Trả lời:
-   Điều kiện để người lao động được trang bị phương tiện  bảo vệ cá nhân: được quy định tại Mục III- Thông tư số 10/1998/TT- BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn thực hiệnn chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân”.
-   Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với 1 trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị PTBVCN:
+ Tiếp xúc với yếu tố vật lí xấu như tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ…
+ Tiếp xúc với hoá chất độc như: hơi khí độc, bụi độc, áit,…
+ Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu như: vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối, các yếu tố sinh học độc hại khác.
+ Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc nơi làm việc ở vị trí mà tư thế lao động  nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ như làm việc trên cao, làm việc trong hầm lò,… hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
-   Thời hạn sử dụng PTBVCN: được quy định tại điểm 3, mục IV-TT số 10/1998/TT-BLĐTBXH: “NSDLĐ căn cứ cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của PTBVCN”.
* Liên hệ thực tế
- Tất cả các người lao động trong đơn vị đều được trang bị PTBVCN khi tham gia làm việc.

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết văn bản nào quy định về quản lí vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động? Nêu các quy định về quản lí sức khoẻ, đặc biệt đối với những người làm các công việc nguy hiểm, độc hại? Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
- Quy định về quản lí vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được quy định tại Thông tư 13/ TT- BYT ngày 24 /10/1996 của Bộ y tế.
- Nội dung về quản lí sức khoẻ, đặc biệt đối với những người làm các công việc nguy hiểm, độc hại được nêu trong mục III, khoản 3.2 của Thông tư gồm các nội dung sau:
* NLĐ phải được khám sức khoẻ  khi tuyển dụng, NSDLĐ không được nhận  người  không có giấy chứng nhận khám sức khoẻ vào làm việc. Căn cứ vào kết  quả khám sức khoẻ, y tế cơ sở đề xuất  với NSDLĐ sắp xếp công việc cho phù hợp.
* Hàng năm NSDLĐ phải khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với các đối tượng  làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khoẻ 6 tháng/1 lần. Phải có hồ sơ quản lý  sức khoẻ cá nhân và hồ sơ theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và  sắp xếp công việc phù hợp.
* Khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ do các đơn vị y tế Nhà nước tuyến quận , huyện và các trung tâm y tế lao động Ngành, tương đương trở lên thực hiện.Cơ sở y tế của đơn vị sử dụng lao động nếu có đầy đủ các chuyên khoa thì có thể tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ của đơn vị mình.
* Thời gian khám sức khoẻ định kỳ được tính là thời gian làm việc và được hưởng nguyên lương và các quyền lợi khác theo pháp luật quy định.Riêng người lao động học nghề, tập nghề  thử việc thì các quyền lợi  trong thời gian khám sức khoẻ thực hiện theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận.
* Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị
- Khi tuyển người lao động để có giấy khám sức khỏe đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.
- Hang năm người lao động trong đơn vị đều được khám sức khỏe định kỳ.

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết văn bản nào quy định các điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ? Nêu các điều kiện cụ thể? Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
-         Thông tư liên Bộ 03/TT- LB ngày 28/1/1994 giữa Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế quy định các điều kiện lao động không được sử dụng lao động nữ.
-         Các lao động không được sử dụng lao động nữ là:
·        Nơi có áp xuất lớn hơn hơn áp xuất khí quyển.
·        Trong hầm lò.
·        Nơi treo leo nguy hiểm.
·        Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lí phụ nữ.
·        Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn dễ bị nhiễm trùng.
·        Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 Kcal/phút, nhịp tim trung bình trên 120/ phút).
·        Tiếp xúc với phóng xạ hở.
·        Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng  gây biến đổi gien.
* Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị mình.
- Trong đơn vị không có cách ngành nghề trên lên vẫn sử dụng lao động nữ.

Câu 6: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định trong văn bản? Hãy nêu điều kiện và mức bồi dưỡng bằng hiện vật? Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
-   Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định Thông tư 10/1999/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 17/03/1999.
-   Điều kiện được bồi dưỡng bằng hiện vật:
·  Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại sau đây  không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ y tế: như tiếng ồn, áp xuất, ánh sáng, khí độc, bụi độc…
·  Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các vi sinh vật, gây bệnh cho người.
-   Mức bồi dưỡng bằng hiện vật: được quy định theo Thông tư số 10/2006/TT-BLĐTBXH ngày 12/9/2006 gồm 4 mức:
-    Mức 1, bằng 4.000 đồng.
-   Mức 2, bằng 6.000 đồng.
-   Mức 3, bằng 8.000 đồng.
-   Mức 4, bằng 10,000 đồng.
* Liên hệ thực hiện ở đơn vị mình.

Câu 7:  Anh hay chị hãy cho biết:
Người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ những nguồn nào theo quy định của pháp luật?
-   Nguyên tắc và mức chi trả bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho  nguời lao động của người sử dụng lao động?
Trả lời:
Người lao động khi bị tai nạn lao động, BNN được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp từ các nguồn sau:
-   NSDLĐ chi trả: được quy định trong điều 107 Bộ luật lao động; điều 11 nghị định 110/2002/NĐ-Cp, thông tư số10/2003/TT-BLĐTBXH.
-   Cơ quan BHXH chi trả: được quy định trong chương  III luật BHXH năm 2006.
-   Người sử dụng lao động có trách nhiệm  chi trả bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN theo nguyên tắc, điều kiện và mức chi được quy định trong thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH; khoản 2,3 điều 107 Bộ luật lao động
1.    Chế độ bồi thường:
+ TNLĐ hoặc BNN theo quy định dưới đây làm giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được bồi thường:
·  TNLĐ  xảy ra do các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động).
·  BNN là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp  tác động tới NLĐ theo danh mục các loại BNN do Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH ban hành.
-   Điều kiện để NLĐ được bồi thường:
+ Đối với TNLĐ: Người bị TNLĐ theo quy định như trên nếu nguyên nhân TNLĐ không do lỗi của NSDLĐ theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ.
+ Đối với BNN: NLĐ bị BNN theo quy định trên đựơc bồi thường theo kết luận của biên bẩn kết luận của Cơ quan pháp y hoặc Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền trong các trường hợp:
·  Bị chết do BNN khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
·  Thực hiện giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.
-   Mức bồi thường:
·  Ít nhất bằng 30 tháng  tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc  bị chết do TNLĐ, BNN.
·  Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5 %- 10%.
2.     Chế độ trợ cấp:
-        Người lao động bị TNLĐ trong các trường hợp sau thì được hưởng trợ cấp:
+ TNLĐ theo mục 1 nêu trên nhưng do lỗi trực tiếp của người lao động theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ.
+ Tai nạn được coi là TNLĐ là tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả  hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
-        Mức trợ cấp:
+ Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ.
+ Ít nhất băng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5%- 10%.

Câu 8: Khi bị tai nạn lao động phải thực hiện các nội dung gì mới được hưởng  chế độ TNLĐ? Việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kì TNLĐ được quy định trong văn bản nào? Có bao  nhiêu nguyên nhân gây ra tai nạn lao động? Nêu cụ thể các nguyên nhân.
Liên hệ ở đơn vị anh chị  những nguyên nhân nào gây ra TNLĐ nhiều nhất?
Trả lời:
-        Khi bị tai nạn lao động phải khai báo,điều tra và lập biên bản TNLĐ, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật mới được hưởng chế độ TNLĐ.
-        Việc khai báo,điều tra,lập biên bản,thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ được quy định trong thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT?BLĐTBXH_BHYT_TNLĐVN  ngày 08/3/2005.
-        Các nguyên nhân gây ra TNLĐ gồm:
·      Thiết bị không đảm bảo an toàn.
·      Không có thiết bị an toàn.
·      Không có phương tiện bảo vệ cá nhân.
·      Không sử dụng PTBVCN hoặc PTBVCN không đảm bảo.
·      Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đầy đủ.
·      Không có quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn.
·      Tổ chức lao động không tốt.
·      Người bị nạn vi phạm quy phạm, quy trình hoặc biện pháp làm việc an toàn.
·      Người khác vi phạm quy trình biện pháp làm việc an toàn.
·      Điều kiện làm việc không tốt.
·      Nguyên nhân khách quan.
·      Các nguyên nhân khác.
 * Liên hệ thực tế.

Câu 9: Anh, chị hãy cho biết nội dung và hình thức kiểm tra công tác AT-VSLĐ được quy định trong văn bản nào? Nêu cụ thể các nội dung và hình thức kiểm tra? Liên hệ việc thực hiện các quy định đó ở đơn vị anh (chị)?
Trả lời:
Nội dung và hình thức kiểm tra công tác AT_VSLĐ được quy định tại chương 4, điều 17 Thông tư liên tịch số 01/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2001 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội- Bộ Y tế.
-     Nội dung kiểm tra:
·    Việc thực hiện các quy định về AT-VSLĐ như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật,…
·    Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ kiến nghị.
·    Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành.
·    Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị ,nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng thoát nước…
·    Việc sử dụng, bảo quản trang bị PTBVCN, phương tiện kĩ thuật PCCC, phương tiện cấp cứu y tế.
·    Việc thực hiện câc nội dung của kế hoạch AT-VSLĐ.
·    Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
·    Việc quản lí thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.
·    Kiến thức AT-VSLĐ, khả năng sử lí sự cố, sơ cứu, cấp cứu của NLĐ.
·    Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ NLĐ.
·    Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về AT- VSLĐ của  NLĐ.
·    Trách nhiệm quản lí công tác AT- VSLĐ và phong trào quần chúng về AT- VSLĐ.
·    Các nội dung khác về tình hình thực tế của cơ sở.
-     Hình thức kiểm tra:
·    Kiểm tra tổng thể các nội dung về AT-VSLĐ có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra.
·    Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch AT-VSLĐ.
·    Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày.
·    Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão.
·    Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn.
·    Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua.
·    Các hình thức kiểm tra khác  phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
* Liên hệ thực tế:

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết
Trả lời:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét